Sau bao nhiêu thời gian nghiên cứu cùng với kỹ sư Lê Hồng Triều, chúng tôi đã cho ra tài liệu kỹ thuật và cách ươm hạt giống măng tây đạt hiệu quả cao nhất, tranh những tổn thất cho bà con:
Bước 1: Trước hết, chọn hạt giống có nguồn gốc nhập khẩu xác nhận được, rồi tiến hành cân chia đều 1 kg = 1.000 grs hạt giống Măng tây ra thành:
- 20 phần 50 grs = # 2.000-2.200 hạt = trồng được 1 sào Nam bộ = 1.000 m2;
2. hoặc 60 phần 16,5 grs = # 700-800 hạt = trồng được 1 sào Bắc bộ = 360 m2.
Bước 2: Đem số lượng hạt giống cần ủ (ví dụ: 1 sào Bắc bộ = 16,5 grs = # 750 hạt; hoặc 1 sào Nam bộ = 50 grs = # 2.000 hạt) ra phơi nắng buổi sáng khoảng 2 tiếng đồng hồ từ 9 đến 11 giờ để hạt giống đạt độ háo nước nhiều nhất và cho tỉ lệ nảy mầm cao nhất.
Bước 3: Cho hạt giống vào 1 cái rây bằng inox mắc nhuyễn # 0,5 mm để chà rửa thật sạch hạt giống (có thể chà rửa hạt giống trực tiếp dưới một vòi nước hoặc thay 3-5 lần nước sạch chứa và rửa trong 1 cái chậu/bát/tô lớn vừa đủ dùng).
Bước 4: Cho hạt giống đã rửa sạch vào một cái bát hoặc một cái hộp nhựa đường kính # 10cm (hộp nhựa thường dùng đựng cơm, cháo). Dùng 100% nước lạnh sạch (hoặc nước ấm như nước trà uống được # 300C) để ngâm hạt giống từ 1-2 ngày cho đến khi thấy hạt giống ngậm nước trương nở to hơn bình thường, vỏ hạt đã mềm (đôi khi cũng có hạt đã nảy nanh mầm trắng) thì lấy hạt giống ra, vớt bỏ những hạt lép hoặc bị nấm mốc nổi trên mặt nước rồi đem hạt giống ra chà rửa nhiều lần cho thật sạch mùi chua, nước nhớt để chống nấm mốc làm thối hỏng hạt giống.
Trong thời gian ngâm hạt giống 1-2 ngày, cứ 1/2 ngày một lần phải tiến hành rửa hạt giống và thay nước mới, đây cũng là lúc để hạt giống có thời gian trao đổi dưỡng khí (thở) để kích thích tỉ lệ nảy mầm cao (hạt giống ngâm nước lâu cần phải có thời gian lấy ra khỏi nước để thở/hô hấp, không để mầm hạt bị “chết ngộp”).
Bước 5: Sau 1, hoặc 2 ngày ngâm hạt giống, lấy hạt giống ra chà rửa thật sạch rồi ngâm hạt giống # 30 phút vào dung dịch WEVIRO, hoặc WEHG, hoặc AUXIN, hoặc GA3, hoặc NAA, hoặc ATONIK, … pha tỉ lệ 30/70 với nước để kích thích tỉ lệ nảy mầm, rồi rửa sạch, cho hạt giống vào một cái khăn vải vuông dày ẩm 50% (bên trong có lót một lớp khăn lạnh thường dùng ở quán ăn, đã được xử lý khử trùng qua nước sôi để tránh rễ hạt giống bám dính vào khăn lông) hoặc cũng có thể thay thế bằng 5-10 lớp khăn giấy ẩm vuông 30cm, gói kín hạt giống lại, cho vào cái bát hoặc hộp nhựa sạch và khô ráo, đậy kín nắp hộp cho vào nơi tối (có thể úp/chụp hộp hạt giống bằng một miếng vải dày, màu tối hoặc một cái chậu nhựa để ngăn ánh sáng).
Bước 6: Thời gian ủ hạt giống thường kéo dài từ 3-4 ngày để hạt giống nảy mầm dần dần, nhớ mỗi ngày phải chọn lấy những hạt đã nảy mầm đem ra gieo (có thể gieo trực tiếp ra đất vườn ươm hoặc gieo qua trung gian vào khay/vĩ khoảng 15-20 ngày để lấy cây giống con cấy ra đất vườn ươm), những hạt còn lại tiếp tục chà rửa thật sạch, đồng thời giặt sạch 2 cái khăn ủ ẩm bằng nước sôi, để nguội rồi vắt ráo 50% nước để gói, ủ hạt giống cho ngày kế tiếp.
Bước 7: Chuẩn bị # 500-1.000 m2 đất vườn ươm cây giống với lớp giá thể dày # 30 cm thật tơi xốp, nắm đất giá thể bóp chặt trong tay thả ra phải nát vụn như cám (thành phần lớp đất giá thể vườn ươm [dày/cao # 25-30 cm] cũng như luống đất trồng cây sau này [dày/cao # 50-60 cm] gồm có: 1/3 đất cát pha 50/50 + 1/3 phân xanh như vỏ đậu, trấu mục, bèo tây, lục bình, rơm rạ, mùn cưa, vụn cùi bắp, vụn xơ dừa (đã ngâm/xả nước 3-5 lần để xử lý chất chát Tanin và đã xử lý nấm bệnh bằng chế phẩm vi sinh), # 20% tro trấu đã rửa trôi chất mặn… + 1/3 phân trùn quế, phân chuồng ủ hoai như phân cút, phân dơi, phân cá, phân bò, phân heo, phân gà (chỉ dùng # 20% vì phân gà rất “nóng” và chứa nhiều kali sẽ làm xơ cứng cọng măng) đã xử lý qua các chế phẩm Trichoderma, Baccillus Subtilis, Aspergillus Niger, Weviro/Wehg, Active Cleaner,… (nhớ đề phòng phân đểu, phân dỏm, phân giả).
Lưu ý: Dưới đáy khu đất vườn ươm cần lót một lớp màng phủ nông nghiệp để ngăn cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng đồng thời tiết kiệm chi phí làm cỏ; trên nóc vườn ươm có mái che nghiêng [1 hoặc 2 mái] bằng lưới đen giảm 20-30% nắng; chung quanh vườn ươm có đào rãnh nước nhỏ và vây lưới mắc nhuyễn để ngăn sâu bọ, côn trùng xâm hại cây giống và đề phòng mưa to gió lớn tạt nước vào vườn ươm khiến đất dư ẩm làm thối hỏng rễ cây giống.
Bước 8: Hạt giống vừa nảy mầm hoặc cây giống con nếu đưa trực tiếp ra đất vườn ươm [cây cách cây 10-15cm] sẽ phát triển nhanh, to khoẻ, sau khi chăm sóc, tỉa thay 5 đời cây mẹ (mỗi đời cây mẹ kéo dài # 40-45 ngày: [Đời 1 = cây có đường kính thân 1-2 mm] => [Đời 2 = 3-4 mm] => [Đời 3 = 5-6 mm] => [Đời 4 = 7-8 mm] => [Đời 5 = 9-10 mm], cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, sau 6-7 tháng sẽ có vườn cây giống to khoẻ, đường kính thân # 9-10 mm.
Đem cây giống [có thể cắt bỏ cây để lấy rễ giống] đưa ra đất sản xuất đã được chuẩn bị sẵn [chân đất tơi xốp dày #30cm + luống đất tơi xốp cao #30cm = 50-60cm, cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 1,20 – 1,50 mét], bón phân hữu cơ, vi sinh + 20% NPK có bổ sung phân hữu cơ sinh học Agrostim, Vua Vi Sinh và các chế phẩm Weviro + Trichoderma sau 2-3 tháng trồng sẽ cho vườn Măng năng suất cao với 70-80% sản phẩm là Măng loại 1.
Bước 9: Cây giống ươm trong bầu nilon sẽ phát triển chậm hơn, sau 6 tháng cây mẹ chỉ đạt # 5-6 mm đường kính, sẽ cho vườn Măng có năng suất kém hơn với # 70-80% là Măng loại 2, loại 3, chờ vườn cây phát triển tiếp để có nhiều Măng loại 1 sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Việc ươm cây giống trong bầu nilon chỉ thích hợp cho người mua bán cây giống cần vận chuyển cây đi nơi này nơi kia, không có nhiều lợi ích cho người trồng trực tiếp.
Đây là bản tài liệu được rút ra từ thực tế chúng tôi đã trồng. Mọi thắc mắc về kỹ thuật trồng măng tâyxin vui lòng liên hệ tới chúng tôi sẽ giúp đỡ. Mr. Hà : 01226216333 hoặc 0904252352.
tham khảo thêm : Cây giống măng tây xanh F1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét