Quýt đường không chỉ có nhiều tác dụng với sức khỏe mà nó còn cho hiệu quả kinh tế rất cao. Chúng ta cùng tìm hiểu với Nông Sản Dũng Hà.
Một số thông tin
Với kinh nghiệm hơn 20 năm trồng quýt đường ghép, anh Lê Văn Tấn cho biết thêm: “Quýt đường là loại cây dễ trồng nhưng phải có đủ nước tưới cho cây.
Tùy vào loại đất sỏi hay thịt, địa hình dốc hay bằng, trũng hay cao mà người trồng có chế độ cung cấp nước thích hợp. Mùa mưa cần làm rãnh thoát nước để tránh cây bị thối rễ. Mùa khô trung bình 2-3 ngày tưới 1 lần, duy trì độ ẩm. Muốn có được cây quýt đường giống chất lượng và cho năng suất cao, người trồng nên chọn gốc cây cam mật để ghép. Xem thêm thông tin về quýt đường Nông sản Dũng Hà.
Khi cây cam mật được 1 năm tuổi sẽ chọn cây quýt mẹ đẹp, năng suất cao, không sâu bệnh và cắt cành để ghép”.Ông Võ Đình Khánh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh cho biết: Muốn cây đâm đọt non, ra hoa kết trái đúng thời vụ, người trồng phải dùng kỹ thuật ngưng nước. Vào mùa khô ngưng nước khoảng 3 tuần, mùa mưa dùng bạt phủ dưới đất và tạo rãnh để thoát nước.
Sau 3 tuần ngưng nước, cây có dấu hiệu héo lá. Lúc đó sẽ tưới đẫm nước trở lại 3 ngày liên tục và kết hợp bón phân. Khoảng 1 tuần, cây sẽ đâm đọt non và ra hoa. Tuy nhiên, việc ngưng nước sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây.
Ông Khánh cũng lưu ý: Để cây cho năng suất và chất lượng cao, nông dân cần bón đầy đủ và hợp lý chất dinh dưỡng cho cây, nhất là thời kỳ quýt đâm đọt non, ra hoa, kết trái. Đối với cây 2-3 năm tuổi, cần bón đủ lượng urê, lân, kali để giúp cây phát triển cành.
Nếu trong thời gian này cây ra nhiều trái thì phải tỉa bớt để tập trung dinh dưỡng nuôi trái to và đều. Muốn cây tiếp tục cho năng suất cao ở các vụ sau, thu hoạch xong người trồng phải vệ sinh vườn, bón phân và cắt tỉa cành già, cành bị sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng cho cây, giúp cây phục hồi và duy trì sức sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét